Khi giao mùa thì phụ nữ mang thai và trẻ em là hai đối tượng dễ bị cảm nhất. Cảm lạnh và cảm cúm đều là những bệnh thuộc về đường hô hấp thường kéo dài khoảng từ 5-7 ngày với các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, hắt hơi… Vậy làm thể nào để khi nắng mưa thất thường, vi rút sinh sôi nhanh mà những người có hệ miễn dịch yếu như mẹ bầu và bé không bị bệnh?
1. Chọn đồ bầu phù hợp
Ngay từ khi mang bầu, mẹ đã được khuyến khích lựa chọn những bộ đồ rộng, thoải mái, không bó sát người, tốt nhất là dáng chữ A để hạn chế mồ hôi ra nhiều khiến cơ thể nhớp nháp, khó chịu.Mẹ bầu nên chọn quần áo sáng màu và được làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như cotton, tránh mặc quần áo được làm bằng vải tổng hợp vì chúng không thấm mồ hôi nên rất dễ gây ngứa ngáy, phát ban.
2. Giữ vệ sinh cá nhân
Không chờ đợi tới lúc có tin vui mà ngay từ nhỏ mẹ đã được hướng dẫn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh các bệnh viêm nhiễm. Khi mang thai, thời điểm giao mùa, mẹ bầu càng cần chú ý tới vấn đề này nhiều hơn.
Cách đơn giản nhất để hạn chế cảm cúm và các bệnh lây từ mẹ sang con là rửa tay sạch sạch trước và sau khi ăn. Nếu phải đi ra ngoài làm việc hay gặp trời mưa nên chú ý rửa tay, chân bằng bằng xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn.
3. Uống nước thường xuyên
Bổ sung nước thường xuyên và đúng cách là cách đơn giản để giữ sức khỏe khi giao mùa. Dù không khát nhưng mẹ bầu cũng nên tập thói quen uống nước thường xuyên để giảm buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt hay đau đầu.Lưu ý, nước mà mẹ uống cần đảm bảo là nước tinh khiết hoặc nước đã được đun sôi để đảm bảo an toàn sức khỏe.
4. Chọn giày kín, thoải mái
Thời tiết lạnh hoặc đang trong thời điểm nắng mưa thất thường thì mẹ bầu nên chọn những đôi giày kín, giày đế bệt và giày bít mũi để hạn chế chân tiếp xúc với bùn đất và nước bẩn.
Mẹ bầu tuyệt đối tránh đi chân trần, bởi nếu tiếp xúc với bùn đất và nước bẩn rất dễ bị bệnh nhiễm trùng. Sau khi đi mưa về, nếu chân bị ướt, cần rửa chân bằng nước ấm và xà phòng khử trùng để tránh các bệnh ngoài da.
5. Nhà cửa luôn sạch sẽ
Nếu không có thời gian tự dọn dẹp nhà cửa mẹ có thể thuê người giúp việc theo giờ để đảm bảo nhà của luôn sạch sẽ. Đây là một trong những điêu kiện cần thiết giúp phòng bệnh hiệu quả. Nên nhờ ông xã khi phải dùng các chất khử trùng để làm sạch phòng tắm và sàn nhà.
6. Hạn chế ăn uống ngoài đườngĂn vặt khi mang thai hay những cơn thèm ăn do ốm nghén là không dự đoán trước được. Chính vì vậy, không tránh khỏi những lúc phải mua đồ ăn ngoài đường. Mẹ nên nhớ hạn ăn ngoài để tránh bị nhiễm khuẩn hoặc chọn những quán ăn uy tín, sạch sẽ.
10 tuyệt chiệu trị cảm nhanh
- Xông mũi
- Bổ sung kẽm
- Bổ sung vitamin
- Uống nước ép tỏi
- Thường xuyên xì mũi
- Kê cao gối khi nằm ngủ
- Uống chanh và mật ong
- Uống nhiều nước nóng ấm
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
- Ăn nhiều cháo trắng cùng hành tây và bạc hà
Hai lưu ý cần nhớ khi bị cảm
Mẹ nên tránh 2 sai lầm sau nếu tình trạng cảm cúm ngày càng nặng và mẹ cảm thấy mệt nhé.
Không tự ý mua thuốc để uống: Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu không được dùng đúng cách, liều lượng và chỉ định của bác sĩ.
Thận trọng với bài thuốc dân gian: Hầu hết những bài thuốc dân gian đều lành tính với mẹ bầu nhưng có tác dụng chậm. Để trị dứt cúm nhanh chóng, một số mẹ có thể dùng quá liều lượng hoặc sai cách. Nếu thấy có bất kì bất thường nào, mẹ nên gọi điện cho bác sĩ để được hướng dẫn hoặc khám kịp thời. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy, để tránh bị cảm khi giao mùa mẹ bầu nên chủ động chăm sóc bản thân nhé!
(marrybaby.vn)